V/v triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp về công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian tới
Căn cứ Công văn số 2704/UBND-KSTT ngày 19/07/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Báo cáo số 4909/BC-VPCP ngày 03/7/2023 của Văn phòng Chính phủ; Công văn số 2837/UBND-KSTT ngày 28/07/2023 của UBND tỉnh về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian tới, Giám đốc Sở yêu cầu Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:
1. Tiếp tục thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP và hướng dẫn của VPCP tại Thông tư số 01/2023/TT-VPCP, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, trong quá trình giải quyết TTHC; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được số hóa theo đúng quy định.
2. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung cải cách hành chính theo Kế hoạch số 2943/KH-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh về việc nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số Quản trị và Hành chính công (PAPI) của tỉnh Lai Châu; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
3. Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách TTHC, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công và sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong thời gian tới. Tiếp tục rà soát, đề ra các giải pháp triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 2536/KH-SCT, ngày 15/11/2022 của Sở Công Thương về thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2023.
4. Chủ động thực hiện các nhiệm vụ cải cách TTHC gắn với việc triển khai Đề án 06 và Chương trình chuyển đổi số quốc gia; tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận trong việc triển khai.
5. Thực hiện đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công dựa trên dữ liệu trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; rà soát, kiến nghị các cấp có thẩm quyền loại bỏ ngay những TTHC đang là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm và công bố, công khai công chức, viên chức đơn vị để xảy ra chậm trễ, gây phiền hà.
6. Tập trung, đẩy mạnh việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC; phối hợp với các Bộ, ngành quản lý chuyên ngành, Văn phòng UBND tỉnh thực hiện việc rà soát, tái cấu trúc quy trình, đề xuất tích hợp để cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi chức năng quản lý, thẩm quyền giải quyết của Sở đáp ứng yêu cầu trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
7. Tiếp tục rà soát số lượng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết có yêu cầu nghĩa vụ tài chính để đẩy nhanh việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia tối thiểu 50%; tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công 30%; tỷ lệ TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia 60%.
8. Công chức tiếp nhận và trả kết quả của Sở tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh: Thực hiện khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cở sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công đối với các TTHC, dịch vụ công có yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ; Đẩy mạnh thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa; tiếp tục đẩy mạnh thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh.
9. Giao Văn phòng Sở:
- Làm đầu mối chủ trì, phối hợp các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố Danh mục TTHC ban hành mới; TTHC sửa đổi, bổ sung; TTHC bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương;...