A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo trực tuyến "Nâng cao năng lực xúc tiến xuất khẩu thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông sản"

Chiều ngày 29/3/2022, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN - Nhật Bản (AJC), Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chứcHội thảo trực tuyến "Nâng cao năng lực xúc tiến xuất khẩu thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông sản".

Tham dự hội thảo trực tiếp và trực tuyến có đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, đại diện các Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm...

Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu có đồng chí đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; Liên Minh Hợp tác xã tỉnh; một số doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh; Phóng viên Báo Lai Châu, Đài Phát thành -Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tham dự và đưa tin Hội thảo.

                                 Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Lai Châu

Theo Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông sản, thủy sản mà Việt Nam có khả năng cung ứng tốt như: Cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, rau quả tươi... Hiện nay, Nhật Bản chiếm khoảng 6,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nông - thủy sản của cả nước.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông - thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 1,8 tỷ USD. Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2021 đạt 42,7 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2020; trong đó xuất khẩu của Việt Nam và Nhật Bản đạt 20,1% tỷ USD, tăng 4,4%; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 22,6 tỷ USD, tăng 11,3%.

Trong 2 tháng đầu năm 2022, tình hình xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản có mức tăng trưởng tốt với 19,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 294,8 triệu USD. Trong đó, hầu hết các mặt hàng đều có mức tăng trưởng mạnh mẽ như: Hạt tiêu tăng 174,8% so với cùng kỳ năm 2021; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 82,7%; cà phê tăng 47,4%, hạt điều tăng 23,6%....

Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết 4 Hiệp định Thương mại tự do bao gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mở ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản là thị trường có yêu cầu chặt chẽ, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đã chủ động cập nhật các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, bao gồm cả tiêu chuẩn chất lượng và dư lượng hóa chất nông nghiệp; các yêu cầu về thủ tục nhập khẩu để hỗ trợ, cung cấp các tài liệu, chứng nhận cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vẫn cần được thông tin về các kênh chính thống, đầu mối hỗ trợ và cơ chế cập nhật về các chính sách, yêu cầu, quy định của thị trường nhập khẩu để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Tại Hội thảo, đại biểu tập trung thảo luận về các biện pháp để đẩy mạnh nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản; những thuận lợi, khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu Nhật Bản…

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương nhấn mạnh, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển hết sức tốt đẹp. Nhật Bản đã trở thành một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và thích ứng an toàn với dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới. Để nông sản Việt Nam tiếp cận tốt hơn tới thị trường Nhật Bản nói riêng và các thị trường trên thế giới nói chung, bên cạnh việc doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo nguồn cung và đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu, đồng chí Lê Hoàng Tài -  Phó Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đề nghị các cơ quan chính quyền, đơn vị quản lý chuyên ngành và cộng đồng doanh nghiệp sở tại tiếp tục nỗ lực phát triển và duy trì mối quan hệ gắn kết với Việt Nam để hai bên luôn kịp thời nắm bắt thông tin, hỗ trợ cùng các doanh nghiệp nhằm mục tiêu chung là góp phần giúp nông sản Việt Nam ngày càng được đón nhận, trở thành nguồn cung chất lượng, ổn định, phục vụ người tiêu dùng tại Nhật Bản.


Tác giả: Trần Thu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 175
Hôm qua : 281