A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sở Công Thương Lai Châu tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Chiều ngày 08/01/2024, Sở Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Vương Thế Mẫn - Giám đốc Sở Công Thương chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị có các đồng chí Lãnh đạo Sở; các công chức, viên chức và người lao động thuộc các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Công Thương.

Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 với nhiệm vụ nặng nề là phấn đấu cao nhất để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong bối cảnh các năm đầu của kỳ kế hoạch gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid -19 và biến động địa chính trị toàn cầu. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Công Thương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Sở Công Thương đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao và đạt được một số kết quả tích cực:

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 8.651,3 tỷ đồng, vượt 9,9% kế hoạch và tăng 34,6% so với thực hiện năm 2023; đến năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 106/106 xã, phường và thị trấn, đạt 100%; 942/956 thôn bản đạt 98,5% và 107.401/110.934 hộ, đạt 96,8% được sử dụng điện lưới quốc gia.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 9.163,2 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 25,43 triệu USD, đạt 62,6% kế hoạch năm, giảm 33,8% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, hoạt động công thương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch, song chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, do đó đã ảnh hưởng đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động trong cụm; Một số dự án khai thác chế biến khoáng sản chậm triển khai thực hiện so với tiến độ đề ra; Các nguồn lực của địa phương để đầu tư cho lĩnh vực phát triển lưới điện còn nhiều hạn chế; Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) - Kim Thủy Hà (Trung Quốc) gặp một số khó khăn; Phần lớn các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ năng lực còn hạn chế, các sản phẩm nông sản chủ yếu là dạng thô, mẫu mã chưa đa dạng, năng lực cạnh tranh thấp; một số sản phẩm chưa được dịch sang tiếng nước ngoài nên khó khăn trong quá trình kết nối, quảng bá, giới thiệu sang thị trường nước ngoài…

Với những thuận lợi và khó khăn đan xen, năm 2025, ngành Công Thương đã đề ra các chỉ tiêu chủ yếu: Phấn đấu năm 2025 giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 8.850,1 tỷ đồng, tăng 2,3% so với ước thực hiện năm 2024. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 9.888,8 tỷ đồng, tăng 7,9% so với ước thực hiện năm 2024. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 27,82 triệu USD, tăng 9,4% so với ước thực hiện năm 2024, trong đó giá trị xuất khẩu hàng hóa của địa phương đạt 16,64 triệu USD, tăng 10% so với ước thực hiện năm 2024. Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia ước đạt 97,1%, tăng 0,3 điểm % so với ước thực hiện năm 2024.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các khó khăn, vướng mắc, các đề xuất, kiến nghị, đặc biệt là bàn các giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong năm 2025.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Vương Thế Mẫn - Giám đốc Sở Công Thương đánh giá cao những kết quả mà ngành Công Thương đã đạt được trong năm 2024. Đồng chí đề nghị, thời gian tới, các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp của Bộ Công Thương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh; Triển khai thực hiện các đề án khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương được phê duyệt; Phối hợp với chủ đầu tư các dự án xây dựng đường dây và trạm biến áp để cấp điện cho các thôn bản chưa có điện, đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo chất lượng. Thường xuyên nắm bắt tình hình thị trường hàng hóa thiết yếu, đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh chủ động khảo sát nhu cầu thị trường, cân đối nguồn lực, dự trữ đủ số lượng, chủng loại hàng hóa thiết yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, không xảy ra hiện tượng thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý. Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá, kết nối đưa các sản phẩm nông sản, OCOP của tỉnh vào hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại của các tỉnh, thành phố; tham gia các gian hàng trên sàn thương mại điện  tử; tham gia các hội nghị, hội thảo, sự kiện tại các tỉnh, thành phố nhằm kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với hệ thống phân phối, doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại…


Tác giả: Trần Thu
Nguồn:Phòng Quản lý Thương mại Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 30
Hôm qua : 425