A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2022.

Ngày 21/10/2022, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2022.

Khu vực Tây Bắc gồm 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái có tổng diện tích tự nhiên hơn 50.500km2, chiếm 15,25 diện tích tự nhiên của cả nước; tổng dân số hơn 4,8 triệu người. Các tỉnh Tây Bắc thuộc vùng cao miền núi, có đường biên trải dài phía Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và Lào. Là khu vực, địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, kinh tế, có vai trò quan trọng trong vùng sinh thái của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Trên địa bản có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống với bản sắc văn hóa riêng, độc đáo. Đây là địa bàn rộng lớn, có rất nhiều tiềm năng để khai thác phát triển, đặc biệt là sản xuất, chế biến nông lâm sản, sản xuất điện, dịch vụ du lịch và xuất nhập khẩu hàng hóa...

9 tháng năm 2022, hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu các tỉnh Tây Bắc đã đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của vùng cũng như khu vực phía Bắc và cả nước. Các chương trình xúc tiến thương mại được tổ chức thành công, mang lại nhiều lợi ích, cơ hội và các nguồn thông tin đáng tin cậy cho các tổ chức, doanh nghiệp, tạo cơ hội cho phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá, giới thiệu nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có ưu thế vùng miền có cơ hội tiếp cận đến thị trường xuất khẩu.Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về xuất khẩu và xúc tiến thương mại được tăng cường; hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đưa hàng hóa về nông thôn, miền núi, vùng biên giới được triển khai tích cực, góp phần thúc đẩy tiêu thụ và sức mua trên thị trường. Các hoạt động xúc tiến thương mại trong vùng được đẩy mạnh triển khai, linh hoạt các hình thức tổ chức, đa dạng về ngành hàng, dịch vụ sản phẩm đặc trưng, lợi thế của từng địa phương.

Điển hình, giá trị xuất khẩu khu vực Tây Bắc đạt hơn 2,1 tỷ USD, chiếm 7,66% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu khá phong phú về chủng loại, tập trung ở các sản phẩm nông lâm sản, các mặt hàng công nghiệp và chế biến khoáng sản, hàng may mặc,… hoạt động nhập khẩu đạt hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 5,02% giá trị nhập khẩu chung của các nước.

Phát biểu tham luận tại hội nghị, đại diện Sở Công Thương các tỉnh Tây Bắc đã thảo luận đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh kết nối giao thương hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu tại các địa phương như: Giải pháp pháp triển sản phẩm OCOP; công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại; việc thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương.

Hội nghị kết nối giao thương là dịp để các tổ chức, doanh nghiệp của các tỉnh khu vực Tây Bắc và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài gặp gỡ, tìm hiểu thông tin thị trưởng, tìm kiếm đối tác, kết nối giao thương hàng hóa, tạo cơ hội để mở rộng thị trưởng kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, cải tiến phương thức sản xuất để đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn hàng hóa tại thị trường trong và ngoài nước...

Hội nghị lần này, Ban tổ chức đã bố trí hơn 40 gian hàng và khu trưng bày tại khu vực Quảng trường 7/5, Trung tâm Văn hóa  - Hội nghị tỉnh Điện Biên, nhằm giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, tiềm năng xuất khẩu của các địa phương. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội được tiếp xúc, trao đổi học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu kết nối hợp tác kinh doanh, mở rộng giao thương và giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.

Trong khuôn khổ hội nghị, Sở Công Thương tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ kết nối 06 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia trưng bày, quảng bá giới thiệu sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP với 06  gian hàng tiểu chuẩn trưng bày các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh như: Đông trùng hạ thảo, Gạo Séng Cù, gạo Tẻ Tròn, gạo nếp Tan Pỏm Tà Hừa, Gạo khẩu ký Tân Uyên; Gạo nếp tan co giàng, Thuốc chữa bệnh Gan A Súa, Gạo khẩu ký Tân Uyên; Gạo nếp tan co giàng,... Đây là cơ hội tốt cho tỉnh Lai Châu cũng như các tỉnh khu vực Tây Bắc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ trên nhiều lĩnh vực và góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hình ảnh gian hàng của tỉnh Lai Châu:

 


Tác giả: Trần Thu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 32
Hôm qua : 124