Ngày 03⁄8⁄2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định Phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lai Châu đợt 1 năm 2022.
|
Ngày 09⁄6⁄2022, UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 624⁄QĐ-UBND về việc công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lai Châu năm 2022
|
Dự Hội nghị có các đồng chí: Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Đặng Văn Châu - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố cùng các chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP năm 2021.
|
Ngày 10⁄08⁄2021, UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 1045⁄⁄QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lai Châu đợt 1 năm 2021
|
Ngày 11⁄12⁄2020, UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 1757⁄QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lai Châu năm 2020 (đợt 2)
|
Ngày 20⁄7⁄2020, UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 921⁄QĐUBND về việc phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lai Châu năm 2020
|
Hiện nay diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh có khoảng 311 ha, trong đó: Diện tích cây đào là 78 ha, diện tích cây lê là 61 ha, cây mận là 22 ha, cây cam 140 ha, cây chanh leo 04 ha, cây ổi 06 ha và đang được trồng chủ yếu tại các huyện: Tam Đường, Than Uyên.
|
Cây mắc ca được trồng tại tỉnh Lai Châu từ năm 2011 với quy mô nhỏ lẻ, tuy nhiên với đặc tính cây mắc ca dễ trồng và cho hiệu quả kinh tế cao nên nhiều địa phương đã phát triển thành các vùng trồng tập trung như huyện: Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ và thành phố Lai Châu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 2.700 ha cây mắc ca trong đó có hơn 100 ha đang cho thu hoạch.
|
Hiện nay, khoai sọ được trồng tập trung tại huyện Mường Tè với quy mô 54 ha.
|
Hiện nay, cây hoa hồng đang được trồng tập trung tại thành phố Lai Châu với diện tích 63 ha và cho thu hoạch quanh năm.
|
Cây Sa Nhân là loại cây dược liệu đang được huyện Mường Tè khoanh vùng trồng tập trung với diện tích khoảng 1.500 ha.
|
Cây Đương Quy là loại cây dược liệu đang được huyện Sìn Hồ khoanh vùng trồng tập trung với diện tích khoảng 48 ha.
|
Tinh dầu sả được người dân chiết xuất từ cây sả. Hiện nay, diện tích trồng cây sả trên địa bàn tỉnh khoảng 640 ha và được trồng chủ yếu tại huyện Mường Tè.
|
Hiện nay, thỏ đang được nuôi tập trung tại huyện Than Uyên và huyện Tân Uyên với quy mô 8.000 con thỏ.
|
Hiện nay, cá trắm đang được nuôi tập trung tại các huyện: Tân Uyên, Sìn Hồ, Nậm Nhùn với quy mô trên 9.700 m2 mặt nước và chủ yếu nuôi tại các lòng hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh, trong đó: Trên 9.500 m2 mặt nước nuôi cá trắm cỏ, trên 200 m2 mặt nước nuôi cá trăm đen.
|
Cá chép đang được nuôi tập trung tại các huyện: Tân Uyên, Sìn Hồ, Nậm Nhùn với quy mô trên 9.500 m2 mặt nước và chủ yếu nuôi tại các lòng hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh.
|
Cá rô đơn tính, cá trê lai đang được nuôi tập trung tại các huyện: Tân Uyên, Sìn Hồ, Nậm Nhùn với quy mô trên 10.950 m2 mặt nước và chủ yếu nuôi tại các lòng hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh.
|
Cá bống tượng, cá vược, cá tra, cá chim được Hợp tác xã Phát triển nuôi tập trung với quy mô là 432 m2 mặt nước, trong đó: cá bống tượng có diện tích nuôi là 108 m2, cá vược có diện tích nuôi là 72 m2, cá tra có diện tích nuôi là 108 m2, cá chim có diện tích nuôi là 144 m2.
|
Cá lăng đang được nuôi tập trung tại các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Tân Uyên, Nậm Nhùn với quy mô trên 10.200 m2 mặt nước và chủ yếu nuôi tại các lòng hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh.
|
Tổng diện tích nuôi cá tầm, cá hồi hiện nay khoảng 15.678 m3 bể nuôi với 10 cơ sở nuôi tập trung theo mô hình sản xuất hàng hóa tại huyện Tam Đường, huyện Phong Thổ.
|
Cây chuối được trồng đại trà tại huyện Phong Thổ từ năm 2011, đến nay đã phát triển ra các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Diện tích trồng hiện nay là trên 3.600 ha.
|
Hiện nay, diện tích lúa Dâu, lúa Séng Cù, lúa Khẩu ký, lúa nếp Tan Cò Giàng của tỉnh có trên 620 ha, trong đó diện tích: lúa dâu là 70 ha, lúa Séng Cù là 404 ha, lúa Khẩu ký là 32 ha, lúa nếp Tan Cò Giàng là 113 ha và đang được trồng chủ yếu tại các huyện: Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên.
|
Miến dong được làm từ tinh bột nguyên chất của củ dong riềng, có mùi thơm đặc trưng, vị giòn dai, sợi miến nhỏ khi nấu lên rất mềm nhưng không bị dính và chủ yếu được sản xuất trên địa bàn huyện Tam Đường.
|
Quả Sơn Tra hiện nay đang được trồng tập trung tại các huyện: Tân Uyên, Sìn Hồ, Than Uyên, Tam Đường với diện tích trên 1.800 ha, trong đó có khoảng 300 ha đang cho thu hoạch.
|
Hiện nay, diện tích trồng ớt trung đoàn trên địa bàn tỉnh khoảng 04 ha và được trồng chủ yếu tại huyện Mường Tè.
|
Cây chè là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Lai Châu được trồng ở độ cao từ 500 m đến 1.700 m so với mực nước biển và đang được trồng chủ yếu tại các huyện: Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ và thành phố Lai Châu. Trong những năm qua, cây chè đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
|